NÊN HỌC MỘT NGOẠI NGỮ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG

19:43 Unknown 0 Comments

Có rất nhiều khó khăn khi một người phải học một ngoại ngữ mới, nhất là khi thứ ngôn ngữ mới đó khác rất xa với ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Lẽ tất nhiên, bạn sẽ cố gắng tìm ra các điểm khác biệt giữa hai ngôn  ngữ và cố gắng ghi nhớ chúng, nhưng đôi lúc bạn lại thấy rằng việc làm đó thật ra chẳng có ích một chút nào cả.

Các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng tiếng mẹ đẻ của một người có ảnh hưởng tối cao đến tư duy ngôn ngữ và sự cảm thụ ngôn ngữ của bạn. Xét trên thực tế, không một cá nhân nào có thể nhớ được mình đã biết nói và thành thạo thứ tiếng đó từ thủa nào. Khi mà bạn bè, cha mẹ, anh chị và tất cả mọi người xung quanh đều sử dụng chung một thứ tiếng thì não bộ sẽ tự động đánh giá thứ tiếng đó là một thứ gì đó rất quan trọng và nó sẽ tự động ghi nhớ. Chính nhờ yếu tố xác đinh cái quan trọng của bộ não mà chúng ta có thể học được tiếng mẹ đẻ dễ dàng hơn rất nhiều, giống như việc nhớ được 10 số điện thoại của bản thân thì rất đơn giản nhưng để nhớ 10 số của một người khác thì không mấy ai làm được. Xét một ví dụ, ta luôn ghi nhớ các số điện thoại đang dùng hiện tại mà lại không thể ghi nhớ nổi các số điện thoại mà ta đã từng dùng trong quá khứ mặc dù ta đã ghi nhớ chúng dễ dàng suốt một thời gian dài khi còn sử dụng.

Hầu hết mọi người đều bị tiếng mẹ đẻ làm biến đổi cảm nhận về ngôn ngữ, trong đa số các trường hợp người ta cam thấy tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng có sự logic và hoàn hảo nhất. Chính điều này là một rào cản để một người đến với một ngôn ngữ mới, chỉ khi nào người đó thực sự cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái quan trọng của một ngôn ngữ trong tiềm thức thì não bộ mới tự động có thể tiếp nhận nó một cách dễ dàng. Chúng ta không mong muốn một người Ấn Độ suy nghĩ và hành động giống với một người Anh, nhưng sẽ là tốt hơn khi người Ấn Độ biểu đạt tiếng Anh theo cách mà người anh biểu đạt. Chúng ta không thể biểu đạt một ngôn ngữ theo trình tự và cách diễn đạt của một ngôn ngữ khác, đó chính là điều mà người ta gọi là ngữ pháp. Ngữ pháp chính là cách mà người ta diễn đạt ngôn ngữ. Để trình bày cùng một nội dung thì mỗi thứ tiếng có một cách diễn giải và cấu trúc đặt câu khác nhau. Để hiểu được cách diễn đạt của một ngôn ngữ khác là điều không hoàn toàn dễ dàng khi ta đã được ngôn ngữ mẹ đẻ định hình kiểu tư duy về cấu trúc và ngữ pháp hoàn toàn khác. Chính vì thế việc học một ngoại ngữ càng sớm và khi chưa có một sự định hình về ngôn ngữ kiên cố thì càng có lợi cho việc tiếp thu và thấu hiều một ngoại ngữ. Khi mà cách tư duy ngôn ngữ của một cá nhân đã định hình thì việc học ngôn ngữ cũng giống như việc cố gắng ghi nhớ nhưng không thể nào đưa thứ tiếng ấy vào tiềm thức được nữa.


Có một điều tiên quyết mà bạn cần phát huy để học ngôn ngữ cho đạt. Điểm tối quan trọng đó là sự rèn luyện liên tục khi học một ngôn ngữ mới. Có nhiều người nghĩ rằng việc học, luyện tập nói khoảng vài chục lần là có thể sử dụng ổn định được ngoại ngữ tương đối tốt. Điều đó là một sai lấm, dù bạn có thể sử dụng nhất thời nhưng nếu bạn không duy trì hàng ngày thì trí não sẽ tự động đánh giá thứ tiếng ấy là không cần thiết và nó sẽ tự động loại trừ nó ra khỏi bộ nhớ. Khi bạnc chưa thể sử dụng ngoại ngữ một cách tự động mà không cần nghĩ ngợi gì cả thì bạn còn cả một con đường khá dài để thành công với nó. Việc luyện tập hàng ngày và liên tục là cách làm tốt nhất để trí não rèn luyện và đưa những dữ liệu quang trọng vào bộ nhớ.

Lại có một quan niệm sai lầm của nhiều học sinh khi họ cho rằng nếu học thuộc lòng những bảng liệt kê ngôn ngữ dài dằng dặc là họ sẽ biết ngôn ngữ đó. Học một ngoại ngữ đòi hỏi nhiều hơn thế rất xa. Trong giai đoạn khai tâm của việc học một ngoại ngữ, chúng ta cần phải học nhiều vấn đề quan trọng hơn. làm nền tảng để ta có thể tiến xa hơn, ví dụ như phép nhân chính là phép cộng được lặp lại nhiều lần, phép chia chính là phép trừ được lặp lai nhiều lần. Những nền tảng đó chính là cách mà người bản xứ suy nghĩ, cách họ hiểu một vấn đề và diễn đạt chúng hay nói cụ thể hơn là đặc điểm về ngôn ngữ. Cách phát âm cũng vô cùng quan trọng, vì mỗi ngôn ngữ có hệ thống phát âm rất khác nhau. Việc biết nghĩa và biết viết lại từ nhưng không thể phát âm được chính xác là một lỗi thường gặp nhất đối với các học sinh học ngoại ngữ. Chính vì điều này mà đã có nhiều cuộc tranh cãi xem nên học cách đối thoại trước hay nên học từ vựng và ngữ pháp trước. Mỗi cách học đều có ưu nhược điểm riêng, nhưng theo lẽ học tự nhiên thì nên học nghe nói trước khi bắt đầu học viết.

Cuối cùng xin nhấn mạnh rằng việc học một ngôn ngữ thì có hai yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của người học. Đó là tính kiên nhẫn rèn luyện liên tục của người học và yếu tố thứ hai là phải hiểu ngôn ngữ và văn hoá hơn là chỉ cố gắng học thuộc lòng. Chính cái hiểu về ngôn ngữ là cái giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn và giúp người học dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn so với cách học thuộc lòng truyền thống

0 nhận xét: