THẾ KỶ 20 LÀ THẾ KỶ CỦA SỰ THAM LAM
Người bị cho là tham lam khi muốn chiếm hữu những vật không thuộc vê mình. Truyện ngụ ngôn về con chó muốn ăn khúc xương mà thật ra là nó đang cố ăn cái bóng của khúc xương là một ví dụ cụ thể về loại người này. Thật ra mọi người đều có sẵn bản tính tham lam dù ít hay nhiều. Alexander và các cộng sự của ông đi thám hiểm và chinh phạt các vùng đất mới cũng vì lòng tham muốn mở rộng để chế của mình. Maad Gazzini xâm lược Ân Độ vì nước này có nhiều châu báu. Các nước châu Âu đổ về tân thế giới chỉ đề tìm vàng. Còn rất nhiều các ví dụ khác trong lịch sử thế giới ghi lại các cuộc chiến tranh xâm lăng chỉ vì lòng tham. Thậm chí ngày nay người ta nghiên cứu và chế tạo các máy móc có công xuất cực lớn cũng là do động cơ tham lam tiềm ẩn bên trong.Cần phải giáo dục trẻ không được tham lam vì tham lam quá mức sẽ sinh ra lối sống ích kỉ, độc ác. Cha ẹ là người có trách nhiệm lớn nhất trong việc này. Cần phải cho trẻ vừa phải, không nên cho trẻ bất cứ thứ gì khi chúng đòi hỏi, dù là thức ăn, đồ chơi hay quần áo. Lòng tham, sự ích kỉ và tính ganh tị bao giờ cũng đi kèm với nhau. Vì vậy tốt nhất là không nên để trẻ hình thành thói tham lam và ích kỉ ngay từ nhỏ. Vậy thế kỉ 20 có phải là thể kỉ của những tham hoạ khủng khiếp do lòng tham của con người tạo ra hay không? Câu trả lời là hoàn toàn đúng như thế.
Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả của lòng tham xây dựng đế chế Đức của Kaiser. Ông ta bị thôi thúc bởi khát vọng điên cuồng đó và vụ giết hoàng tử Sarajevo chỉ là cái cớ đẻ khởi binh. Sau đó là đến Hitler. Ngay từ đầu Hitler đã muốn tiếp tục sự nghiệp của Kaiser. Dần dần ông ta đã xây dựng nên một quân đội vô cùng hùng mạnh và điên cuồng xâm lược các nước ở Châu Âu. Nước Nhật ở châu Á cũng là một kiểu mẫu tham lam khi liên tục xâm chiếm các nước khác tại châu Á. Các cuộc xâm chiếm dường như không có điểm dừng. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai khi xem xét lại các khía cạnh của vấn đề người ta thấy rằng tất cả chỉ là do lòng tham gây nên. Chỉ những bên tham chiến mới gọi tên khác nhau mà thôi, cũng như khi họ xem thường các quốc gia Phi Châu như là một gánh nặng của người da trắng vậy.
Tới đây chúng ta hãy xem những cá nhân sống trong những thế kỉ này. Có thể nói chúng ta còn tệ hơn những người sống trong các thể kỉ trước đây. Ngày nay người ta chuộng vật chất hơn tinh thần, do đó mọi giá trị đạo đức đang suy giảm dần. Ảnh hưởng của gia đình và trường học cũng khó lòng tạo nên những con người dễ dàng từ bỏ và biết sẻ chia. Khi nhu cầu ít đi thì lòng tham sẽ giảm trong lúc đó lòng ham muốn về vật chất trong xã hội ngày càng tăng. Thử hỏi tính tham lam của con người làm sao bớt đi được.
Sự cám dỗ và tính tham lam là hai mặt của một vấn đề. Để vượt qua những tật xấu đó, những bài học đạo đức và lối sống có kỉ luật trở nên thực sự cần thiết. Vì vậy có thể kết luận rằng bản thân thế kỉ này thì cũng như thế kỉ 20 lòng tham của con người vẫn là thứ động cơ có thể gây ra những thảm hoạ huỷ diệt và tàn phá toàn bộ nền văn minh nhân loại.
0 nhận xét: