No Dồn Đói Góp

08:25 Unknown 0 Comments

Cách ăn uống là những thói quen khác nhau ở mỗi người. Ăn là một trong những nhu cầu cơ bản và không thể thiếu của động vật nói chung và con người nói riêng. Ăn gì và ăn như thế nào thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi có được cuộc sống khá giả với lượng thức ăn dư thừa thì con người ta có khuynh hướng ăn quá mức mà cơ thể cần.


Đầu tiên việc ăn quá nhiều sẽ gây những hậu quả xấu. Các cơ quan tiêu hoá phải thường xuyên làm việc quá tải. Bao tử và bộ máy tiêu hoá không đủ khả năng xử lý và tiêu thụ một lượng thức ăn quá lớn. Vì thế năng lượng thu được không những không tăng mà còn giảm xuống. Khi đó năng lượng cung cấp cho não sẽ rất thấp, bạn sẽ trở nên lừ đừ, uể oải. Hiệu suất công việc sẽ bị giảm rất thấp. Phản ứng sẽ chậm và không thể tập trung lâu được, trí nhớ cũng bị giảm sút theo. Ngoài ra bệnh béo phì sau một thời gian ăn quá nhiều là một điều tất yếu. Các tứ chi nặng nề làm cho việc đi lại khó khăn và các khớp xương cũng mau chóng bị hư hại do phải chống đỡ một tải trọng quá lớn. Những người có thân hình quá khổ thường rất vụng về và có vẻ ngoài không được ưa nhìn cho lắm do đó rất dễ trở thành đề tài chê cười của bạn bè. Từ đó sinh ra sự xa lánh xã hội và mặc cảm về bản thân, điều đó gây nên những bất ổn trong công việc và cuộc sống của người đó. Bệnh béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến các căn bênh trầm trọng khác như tiểu đường, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, sỏi mật. Do đó thay vì ăn quá nhiều lượng thức ăn không cần thiết người ta nên chia sẽ bớt lại cho những người kém may mắn trong cuộc sống, người tàn tật, trẻ em mồ côi. Việc phân phát thức ăn cho những người đói kém là việc làm của một con người có lòng nhân đạo và bác ái.

Thật ra việc ăn nhiều chỉ là do thói quen chứ không phải là do nhu cầu cần phải thế. Các bậc cha mẹ phải có nhiệm vụ giáo dục con cái mình hình thành những thói quen ăn uống tốt. Không nên vì thương con mà để chúng ăn quá sức. Chúng ta có thể nhìn vào loài vật mà rút ra bài học cho mình. Loài vật thường không bao giờ ăn quá sức nên luôn giữ được năng lượng và trạng thái cơ thể ở mức tốt nhất. Chúng ta không nên trở thành nô lệ cho dục vọng ăn uống bởi nhu cầu thực sự của chúng ta luôn ít hơn khoái cảm ăn uống.


Nếu ăn quá nhiều là xấu thì nhịn đói cũng mang đến những không tốt lành gì bởi cơ thể chúng ta sẽ suy yếu và kiệt sức mau chóng. Hậu quả đầu tiên nhất là cơ thể chúng ta không đủ năng lượng cho công việc, do đó những người đói lả hoặc thiếu ăn luôn không thể nào làm việc tốt được. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thu nhập của họ vì những người ăn uống thiếu thốn sẽ dễ bị mệt, năng xuất lao động và số giờ làm của họ sẽ bị giảm đi nhiều.

Người thiếu ăn hay mắc phải các bệnh như thiếu máu, thiếu vi chất và nghiêm trọng hơn là suy dinh dưỡng. Ngày nay nhiều nước vẫn còn đang ở trong tình trạng đáng buồn này nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Họ không thể chống lại bệnh tật do kháng thể họ yếu. Điều này làm cho chính phủ tốn rất nhiều vì phải xây dựng bệnh viện. Số người đang chết đói vẫn chưa thể thống kể đầy đủ hết được nhưng số lượng ước tính vẫn còn khá cao, nhất là tại các quốc gia châu Phi.

Thiếu ăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất lên các đối tượng là trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Ở những quốc gia còn đói kém thì tỉ lệ trẻ em tử vong do suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan luôn rất cao. Khi người mẹ thiếu ăn khi đang mang thai hoặc đang cho con bú sẽ ẳn hưởng tới cả mẹ lẫn thai nhi.

Cuối cùng chúng ta cần phải tránh việc ăn quá nhiều cũng như việc nhìn đói thường xuyên dù là vì nguyên nhân gì đi nữa. Việc tạo được nguồn lương thực đầy đủ và phong phú cho người dân phải là mối quan tâm hàng đầu của mọi đất nước. Nền kinh tế nào cũng phải đảm đương được vai trò đó, nhất thiết không thể để cho các đối tượng thiếu ăn là bà mẹ và trẻ em. Bố mẹ cần phải giáo dục và tạo thói quen ăn uống một cách đúng đắn cho trẻ, không nên vì nuông chiều mà để trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì.  Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống thể chất và xã hội của trẻ sau này.

0 nhận xét: