TÁC HẠI CỦA VIỆC LÀM XÁO TRỘN CÂN BẰNG SINH THÁI

21:09 Unknown 0 Comments

Các hệ động thực vật sống chung trong một môi trường tự nhiên chính là đang cùng nhau xây dựng nên một trạng thái cân bằng đặc biệt. Sự cân bằng đó tạo nên sự bền vững cho tất cả các thành tố thuộc hệ sinh thái. Một loài động vật ăn thịt một loài khách rồi lại bị ăn thịt hoặc chết bởi một nguyên nhân khác nữa. Qua nhiều năm, một sự cân bằng được thiết lập giữa các loài thực vật và động vật trong một cộng đồng và nó duy trì tính ổn định cơ bản. Điều đó giống như một cái neo giữ cho trạng thái môi trường được cân bằng, mọi sự vật được giữ tại vị trí thích hợp của chúng.

Tuy nhiên khi sự cân bằng trong tự nhiên này bị xáo trộn, dẫn đến nhiều kết quà không lường trước được. Khi có sự tuyệt chủng một loại động vật nào đó sẽ để lại một loài khác không có kẻ thù ăn thịt tự nhiên. Kết quả sẽ dẫn đến sự gia tăng khủng khiếp về số lượng loài mất đi kẻ thù ăn thịt. Điều này tiếp đến có thể gây ra một sự hao hụt nghiêm trọng nguồn lương thực là thức ăn chung cho nhiều loài khác, dẫn đến sự xáo trộn không thể đảo ngược trong hệ sinh thái.

Sự xáo trộn trong tự nhiên có thể là do các nguyên nhân tự nhiên: dịch bệnh, cháy rừng, hạn hán. Nhưng đôi khi là do con người đã can thiệp và gây nên sự xáo trộn này. Kết quả do con người gây nên nhiều khi còn tai hại và để lại hậu quả lâu dài hơn các thảm hoạ do tự nhiên gây ra. Khi sự cân bằng của hệ sinh thái bị mất thì nó không dừng lại tại đó mà sẽ dấn đến một chuỗi phản ứng là các sự kiện không mong đợi. Khó có thể lường trước được các hậu quả có thể xảy ra cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng.



Chúng ta cùng trở lại một ví dụ điển hình xảy ra cách đây gần 150 năm tại vùng Antilles. Mía là cây thu hoạch chính ở đó nhưng chuột đang làm tổ và ăn mía với một tốc độ khủng khiếp, gây ra rất nhiều thiệt hại. Cầy Mangut là một loài động vật có vú lâu đời, được biết tới có khả năng săn chuột xuất sắc. Một số cặp giống được nhập khẩu vào năm 1872 và luật pháp quy định cấm giết loài thú này. Loài cấy Mangut đã sinh sôi nảy nở rất nhanh ở Antilles. Sau nhiều năm nó nhân giống lên rất nhiều và làm giảm số chuột đáng kể. Kết quả là thiệt hại của những người nông dân trồng mía giảm đi rất nhiều lần. Dường như kế hoạch bổ xung loài Cầy Mangut trong môi trường sinh thái ở Antilles đã thành công.

Tuy nhiên đó chưa phải là kết thúc câu chuyện. Ảnh hưởng của loài Cầy Mangut không dừng lại ở đó. Khi số lượng cầy Mangut tăng lên quá nhiều mà lượng chuột lại giảm xuống, cấy Mangut phải tìm kiếm nguồn lương thực thay thế để có thể tồn tại, thực đơn của nó đã được mở rộng. Nó tấn công heo con, dê con, thú săn, gia cầm và bắt đầu phá hoại chuối ngô dứa. Bởi vì loài Cầy Mangut được cấm săn bắn nên số lượng nó tăng nhanh và trở thành loài phá hoại khủng khiếp. Tất cả các loại vật khác trong tự nhiên tại Antilles đều bị tổn hại. Loài Mangut có thể ăn thịt chim, rắn, thằn lắn, rùa bản xứ và trứng của chúng. Giờ đây chính loài thú này khiến cho tỷ lệ các loài sâu bọ và côn trùng tại địa phương tăng cao do các loài chim, rắn, thằn lằn bị giảm xuống đáng kể. Các loài côn trùng này vốn dĩ có thể lấy mía làm thức ăn, nhưng trước đó do có dân số ít nên sự phá hoại của chúng không đáng kể. Nhưng với đà tăng lên chóng mặt của côn trùng và sâu bọ thì lượng mía bị phá hoại đã ở mức báo động.

Qua một thời gian người ta đã bắt đầu biết được rằng, sự tăng nhanh của công trùng tàn phá mùa màng là bắt nguồn từ loài Cầy Mangut. Chính sự nhập khẩu loại Cầy này đến Antilles đã gây ra sự xáo trộn và biến đổi trong hệ sinh thái vốn cân bằng một cách tuyệt vời và tinh tế đã trở nên chao đảo. Luật cấm giết cầy Mangut đã nhanh chóng được bãi bỏ và dân số loại cầy này đã nhanh chóng giảm xuống. Dần dần những thành viên khác cảu cộng đồng lại cân bằng với nhau và thế cân bằng lại được thiết lập. Tuy nhiên từ sự kiện này các nhà môi trường, nhà sinh thái học và các nhà hoạch định chính sách của địa phương đã rút ra được một bài học đắt giá về sự thay đổi cân bằng sinh thái. Một sự thay đổi nhỏ trong tự nhiên có thể dẫn đến một chuỗi phản ứng, gây ra những kết quả khó nắm bắt và dự tính được. Do đó trước khi có ý định can thiệp vào hệ sinh thái, dù là với mục tiêu tích cực đi nữa, cũng rất cần sự nghiên cứu và khảo sát có khoa học để hạn chế tối đa các hậu quả sinh thái và môi sinh đáng tiếc xảy ra.

0 nhận xét: