BÀN VỀ BẢN NĂNG VÀ LÝ TRÍ

21:30 Unknown 0 Comments

Bản năng có thể được hiểu theo nghĩa phổ biến chung đó là cái bẩm sinh mà có và được quyết định bởi di truyền. Nó khiến cho các sinh vật sống thực hiện các hành vi hoạt động nào đó như một lẽ tất yếu cần có mà không cần biết mục đích của việc làm đó mang tới kết quả gì. Nói chung thì bản năng thì có ở tất cả các sinh vật sinh sống trong tự nhiên, nó kiến cho sinh vật đó hành động mà không cần suy tính cốt để sinh tồn và duy trì nòi giống. Mọi loài động vật, kể cả con người đều bị bản năng chi phối ở một mức độ nào đó.

Sự ảnh hưởng của bản năng lên các loài thì không giống nhau. Một cách tương đối thì những loài động vật càng thấp kém thì càng bị bản năng chi phối nhiều và những hành động của nó thường đơn giản và dễ đoán trước được. Ví du điển hình là nếu có một miếng thức ăn được đặt vào bẫy thì theo bản năng loài vật sẽ lại ăn miếng mồi đó, dù đã từng chứng kiến đồng loại bị dính bẫy, đó chính là bản năng. Những loài tiến hoá càng cao thì càng ít bị mắc phải bẫy này.

 Hãy cùng xem xét một ví du khác về bản năng. Ong làm tôt sáu mặt để chứa mật. Chúng thường làm những ổ đó ở cùng một kích cỡ,cùng một hình thể tạo thành những hình lục lăng cân xứng tuyệt đối về mặt toán học. Tuy thế chúng không bao giờ được học để làm những hình lục lăng chính xác đó, bởi vì người ta quan sát thấy những con ong vừa mới sinh ra là đã có thể bắt đầu làm tổ một cách chuyên nghiệp như các con ong thợ già khác rồi. Hiển nhiên là chúng làm một cách tự động bởi vì chúng chưa hề biết về mục đích làm tổ kia. Chim mới lớn cũng vậy, chúng chưa bao giờ trông thấy làm tổ cà cũng không hề trải qua khoá học xây tổ thực tế nào. Thế mà đến khi làm tổ chúng xây nên những tổ chim hoàn toàn chính xác và không có sự khác biệt với các con chim già khác. Điều đặc biệt cần chú ý là loài chim này sẽ không bao giờ làm tổ giống như ột laoì chim khác. Chim sẽ không bao giờ làm tổ chư chim én, và chim én cũng không bao giờ làm tổ giống như loài Vẹt.

Ta không thể giải thích được các hàng động này của các cô trùng và chim chóc. Những hàng động đó thưc hiện tự nhiên mà không cần suy  lý hay ý thức đến mục đích. Những hành động đó là do sự thôi thúc từ ẩn sâu bên trong tiềm thức mà ta gọi là bản năng. Ta có thể tóm lược những đặc điểm của bản năng như sau:
- Bản năng là sự thôi thúc từ sâu bên trong nội tâm và tiềm thức một cách tự nhiên, hoàn toàn không qua trải nghiệm và học hỏi mà có được.
- Bản năng chính là yếu tố giúp sinh vật duy trì sự sống và  sinh sản trong môi trường hoang dã. Điều này không đúng trong môi trường xã hội như của loại người.
- Bản năng vốn là tự nhiên mà có, bẩm sinh đã có sẵn, do di truyền chi phối.
- Khuynh hướng bản năng ở các loại khác nhau thì khác nhau, tuỳ theo mức độ tiến hoá mà một loài có thể bị chi phối hoàn toàn bởi bản năng hoặc rất ít bị chi phối.

Lý trí là một khái niệm ngược với bản băn hay có thể nói là cân bằng với bản năng ở các loài sinh vật cấp cao. Có thể nói một cách chính xác tương đối thì lý trí chính là suy nghĩ về kết quả và mục đích trước khi thực hiện hành vi nào đó. Lý trí là một loại năng lực có ở các động vật cấp cao, nó giúp sinh vật có thể đưa tới những suy nghĩ và kết luận hợp lý hợp với điều kiện và hoàn cảnh xảy ra. Năng lực suy luận của lý trí giúp lựa chọn để làm những điều gì khi cho đó là khôn ngoan hay hữu ích. Dựa theo lý trí thì một sinh vật có thể biết được mục đích và hậu quả mà một hành động mang lại và vì thế có nên thực hiện hành động đó không. Một ví dụ là con người hoặc các loài linh trưởng không dễ gì mắc bẫy như chuột hoặc chim khi thực hiện hành vi tìm kiếm thức ăn. Khi xây nhà thì con người có thể suy nghĩ xem có nên xây kiểu nhà đó không chứ họ không xây nhà một cách tự động giống như loài ong hoặc các loài chim.

Mỗi hành động dựa trên lý trí đều có sự suy tính kỹ lưỡng, có ý định và mục đích rõ ràng. Chính vì thế bản năng và lý trí là hai phạm trù đối lập nhau. Nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho nhau mà chỉ có thể bổ sung cho nhau mà thôi. Thật vậy, một cá thể nếu chỉ có bản năng không thì sẽ rất dễ mắc bẫy, ngược lại nếu chỉ có lý trí mà hoàn toàn không có bản năng thì sẽ không thể đối phó được với các tình huống bất ngờ mà cần phải hành động ngay tức khắc mà không cần suy nghĩ. Một cá thể có thể bị ảnh hưởng cả hai yếu tố, những động vật càng tiến hoá cao thì phần bản năng càng ít đi và ngược lại.

Người ta thường nói loài vật hành động theo bản năng còn con người hành động theo lý trí nhưng một vài loài động vật có vú cấp cao như chó, ngựa, voi có ít nhiều lý trí. Khi những loài vật có ít nhiều khả năng suy nghĩ hay là có lý trí khi thực hiện một vài hành vi nào đó thì chúng được gọi à những động vật thông minh. Con người thì không hoàn toàn có lý trí và loài vật thì cũng không hoán toàn chỉ có bản năng nhưng nếu xét về tổng thể thì lý trí là đặc tính của con người và bản năng là đặc tính của loài vật. Ở con người thì lý trí có thể cần thiết và quan trọng hơn khi sống trong môi trường xã hội còn ở các loài động vật thì bản năng là yếu tố cần thiết và quan trọng cho sự sinh tồn hơn nếu sống ở môi trường tự nhiên hoang dã.


0 nhận xét: