Một mũi khâu chỗ rách kịp thời giúp tiết kiệm chín mũi sau

22:50 Unknown 0 Comments

Câu tự ngữ này muốn nhấn mạnh rằng một thói hư tật xấu hoặc một khuyết điểm nào đó tưởng chừng như rất nhỏ nhặt, gần như không có nghĩa lý gì lúc ban đầu có thể phát triển tai hoạ về sau. Nếu chúng ta biết nhìn xa mà sửa lỗi nó ngay khi nó chưa đến mức nghiêm trọng thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều sức lực về sau.

Hãy cùng xem xét một vài trường hợp cụ thể về vấn đề này để có thể thấy rõ hơn sự việc. Nếu như một chỗ rách nhỏ trên quần áo không được vá lại thì qua thời gian ta sẽ được một lỗ rách lớn hơn rất nhiều khiến việc khâu lại khó khăn và có khi chiếc áo còn không thể sử dụng gây ra thiệt hay rất lớn. Nếu như ta biết được và khâu lại ngay khi vết rách còn nhỏ thì chỉ cần một một đường khâu là đã có thể sữa chữa chiếc áo. Người ta có thể đưa ra hàng vạn dẫn chứng khác nhau cho cùng một vấn đề như vậy. Chẳng hạn cây bồ đề nhỏ mới mọc lên theo khe nứt trên tường một toà nhà. Khi còn là cây con thì nhỏ chúng dễ dàng nhưng nếu cứ để chúng ở đó thì theo thời gian cây bồ đề kia sẽ xé rách bức tường, lúc đó thì việc nhổ cây bồ đề là điều không đơn giản chưa kể đến việc phải xây lại bức rất tốn kém. Một vết nứt, rách nhỏ trên một cái đập hoặc một con đê cũng là một ví dụ tương tự. Các bậc cổ nhân xưa đã nói rằng một chiếc đinh trong mong ngựa nếu coi thường có thể làm mất cả một vương quốc. Có thể suy diễn sự việc một cách hợp lý như sau: Vì thiếu một cái đinh mà cái móng ngựa bị bung ra, vì thiếu mất một cái móng mà con ngựa không thể chạy, vì con ngựa chạy không tốt mà vị tướng bị đánh bại ( tướng mới đi ngựa), vì sự thất bại của vị tướng trong trận đánh mà toàn quân tan rã. Vì sự thua trận nên nước bị giặc chiếm mất. Do đó có thể thấy một cái đinh móng ngựa có thể làm mất cả một vương quốc là điều hoàn toàn có thể xảy ra và đã từng được cổ nhân đúc kết.

Bài học này có thể áp dụng cho vấn đề sức khoẻ. Một người bị cảm nghĩ rằng nó là việc nhỏ nên coi thường không chịu nghỉ ngơi và ăn ngủ điều độ. Bệnh phát thành viêm phổi, người đó phải nhập viện và nằm điều trị tại bệnh viện nhiều tuần, nhiều lúc tưởng chừng có thể nguy đến tính mạng. Nếu người đó biết nghỉ ngơi, ăn ngủ hợp lý, uống thuốc đầy đủ ngay từ đầu thì đã không phải đau nặng như thế.

 Câu tục ngữ này cũng có thể áp dụng cho luân lý và lẽ sống ở đời. Không ai tiêm nhiễm những thói hư tật xấu nghiêm trọng ngay một lúc. Thói xấu thường bắt đầu từ những vui chơi nhỏ, những ngẫu hứng nhất thời và quả thật là vô tình. Thí dụ như những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện bài bạc, nghiện ma tuý. Mọi hành vi lúc ban đầu chỉ là một lần vì ham vui mà thử cho biết, lâu dần sinh ra nghiện ngập, suy đồi. Lúc biết mình sa đoạ thì đã muộn, khó có thể quay lại, Nếu biết kịp thời sữa chữa thì rất dễ dàng từ bỏ mà không đến nổi phải trở thành nô lệ cho các chất gây nghiện. Chính vì thế mà người Nhật có câu nói : Ban đầu người ta xơi rượu nhưng về sau thì rượu xơi cả người. Quả thật không sai nếu muốn từ bỏ rượu và thuốc lá thì cách tốt nhất là nên không quá xa đà, lúc ban đầu có thể tránh thì cứ tránh.

Những ví dụ trên thiết nghĩ đã là lời minh chứng rõ nét nhất cho sự việc. Chúng ta nên sữa chữa lỗi lầm, những thói hư tật xấu càng sớm càng tốt để tránh càng đi tới càng lún sâu. Sức khoẻ cũng là thứ nên được áp dụng điều này nhất, phải chăm lo sức khoẻ khi còn khoẻ mạnh, không nên coi thường những dấu hiệu bệnh dù là nhẹ, để đến một ngày bệnh quá nặng thì dù có bao nhiêu tiền của cũng không cứu nổi nữa.

0 nhận xét: