BÀN VỀ TIỂU THUYẾT KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG
Sách khoa học viễn tưởng đúng như tên gọi của nó, kể về những sự kiện do người ta tự nghĩ ra hay nói đúng hơn là do trí tưởng tượng của con người mà tạo ra một câu chuyện và được viết thành sách. Lẽ dĩ nhiên những sự việc chính của nó sẽ không có thật và nằm ngoài sức tưởng tượng của số đông nữa là khác. Nếu sách có văn phong khéo léo, cấu tứ, lý luận chặt chẽ, mô tả chi tiết tỉ mỉ, hợp lý thì đó sẽ là một tác phẩm rất hay dù nó chỉ là những sự việc tưởng tượng ra. Các tiểu thuyết gia cũng không cần phải đi quá sâu và chi tiết sự việc và cố giải thích để cho câu chuyện hợp lý, miễn là tác giả có thể khiến cho số đông người đọc tin vào câu chuyện là đã đạt được thành công rồi. Dĩ nhiên không có câu chuyện viễn tưởng nào có thể làm 100% người đọc tin tưởng hết.Đây là một lĩnh vực riêng biệt và có chỗ đứng rất vững chắc trên văn đàn nói chung và giới nhà văn chuyên viết tiểu thuyết nói chung. Có rất nhiều các tác giả thành danh ở thể loại tiểu thuyết viễn tưởng, xin được kể ra một vài tác giả tiêu biểu nhất, chẳng hạn, Jules Verne với vòng quanh thế giới 80 ngày và hành trình trên mặt trăng. Đây là những tác phẩm rất kinh điển và cũng rất nổi tiếng trên lĩnh vực tiểu thuyết viễn tưởng. Những câu chuyện mà tác giá tiên đoán như con người có thể bay lên mặt trăng hoặc đi vòng quanh thế giới hoặc lặn sâu dưới đáy đại dương ngày nay đã trở thành hiện thực nhưng ngày xưa nó hoàn toàn là chuyện viễn tưởng do tác giả tự nghĩ ra. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy được một bài học sâu sắc, câu chuyện mà ở hiện tại là viễn tưởng hoàn toàn có thể trở thành sự thật trong tương lai. Ngày nay người ta chỉ mất 80 giờ chứ không cần tới 80 ngày để đi vòng quanh trái đất. Chuyện đi trên mặt trăng cũng vậy. Khu phóng phi thuyền mà Verne đề cập trong tác phẩm của ông của ông rất gần Cape Kenedy, phi hành gia của ông trở về đáp xuống bờ biển Thái Bình Dương. Chỉ cần sự kiện ông để nhân vật của mính đi vòng quanh mặt trăng chứ chưa đáp xuống đủ để chứng minh kiến thức khoa học của ông rồi.
Ngày nay những chuyến đu hành lên mặt trăng càng làm những tiểu thuyết cảu Verne thêm nổi tiếng. Các tác giả khách và giới khoa học khen ngợi ông rất nhiều. Không biết bằng cách nào mà ông có thể đoán chính xác như thế việc đưa con người lên mặt trăng và đưa con người trở về an toàn. Tuy tính hấp dẫn lại giới hạn ở giá trị kho học viễn tưởng chứ không phải ở giá trị tình cảm và tính nhân văn như các tác phẩm văn học khác. Nhưng đây vẫn là một tuyệt tác được giới phê bình và bạn đọc đánh giá rất cao. Chắc ai đọc qua tác phẩm này cũng đều công nhận nhu vậy. Những chuyến phưu lưu, sụ kiện khoa học đều dùng vừa phải. Các phương tiện giao thông ngày nay chúng ta sử dụng, đều được đè cập trong tác phẩm của ông. Thâm chí là tính chất địa lý như thời gian ở phía Đông đi trước cũng được khéo léo đưa vào tác phẩm ở khúc chót. Chúng ta dễ bị cuốn hút bởi tác phẩm phiêu lưu nhưng đến kết thúc chuyện chúng ta lại không muốn đọc lại trừ khi muốn xem sự kiện nào đó. Yếu tố lãn mạn của con người không đóng vai trò quan trọng gì trong những tác phẩm thuộc loại này.
H.G.Well cũng có những tác phẩm khoa học viễn tưởng nổi tiếng, trong đó nổi tiếng nhất là " Máy Đếm Giờ" và " Quỷ Nhập Tràng" được biết đến nhờ những tội ác của nó đến nổi quỷ nhập tàng gần như trở thành tên gọi cho sự độc ác hoặc những tội ác hết sức khủng khiếp. Có thể tóm lược sơ qua câu chuyện như sau. Một bác sĩ cũng là một nhà khoa học có ý định điên rồ là tạo ra một con người theo ý mình. Ông ta tin là mình đã phát minh ra được con người đó. Nhưng người phụ tá của ông đã phạm phải một sơ suất trong quá trình nghiên cứu. Thay vì tạo ra siêu anh hùng, quỷ nhập tràng ra đời chỉ thích giết người. Cuối cùng nó quay sang cố giết nhà phát minh hay người cha đã chế tạo ra nó nhưng rồi nó đã bị đốt cháy. Câu chuyện này hoàn toàn có tính giáo dục chứ không phải chỉ là trò nhát ma người thông thường. Đó chính là vẫn đề đạo đức và luân lý trong khoa học khi tạo ra một thứ sinh vật sống khác trái với tự nhiên. Câu chuyện cũng mang ý nghĩa của một lời tuyên ngôn khoa học.
Tương tự trong câu truyện Dr. Jekyll và Mr. Hyde của Robert Louis Stevenson. Có thể xem đây là chuyện ngụ ngôn dạy con người cảnh giác với tội ác. Một khi để nó phát triển nó sẽ giết chết người tốt. Câu chuyện này cũng để lại tên gọi Dr. Jekyll và Mr. Hyde dành cho những người ngoài đời giống như vậy.
Dù rất có giá trị giáo dục thì những giá trị giáo dục mà truyện khoa học viễn tưởng mang lại không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng dù sao thì đây cũng là một lĩnh vực tiểu thuyết rất được nhiều các tác giả và bạn đọc quan tâm.
0 nhận xét: