TIỀN LÀ THƯỚC ĐO CỦA SỰ THÀNH CÔNG, MỘT CÁCH LÀM PHỔ BIẾN NHƯNG NGU NGỐC

18:16 Unknown 0 Comments

Trong cuộc sống phải có một thước đo của sự thành công. Ở xã hội ngày xưa thành công được đo bằng số đầu gia súc mà một người có, bằng số mẫu đất mà người ta sở hữu, bằng số trận đấu mà người ta chiến thắng và bằng số đều người chém được, được tính bằng số chiếc đầu lâu, thật lệch lạc và dã man. Trong các ví dụ trên ta thấy tiền không bao giờ là thước đo của sự thành công, Một số xã hội có cách đo khác thay cho tiền ví dụ như muối hoặc đường. Ở một số lĩnh vực đặc biệt thành công không thể đo được bằng tiền hoặc một giá trị vật chất nào đó ví dụ như chinh phục đỉnh núi Everest, bay vào không gian vũ trụ hoặc đổ bộ lên mặt trăng.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, không ai có thể phủ nhận thước đo phổ biến nhất cho sự thành công đó là tiền. Thật ra cũng không hoàn toàn sai nếu nói, tiền có đủ tư cách để làm thước đo cho sự thành công của một con người hoặc một tập thể nào đó. Nhưng đó chỉ đúng trong một số rất ít các trường hợp và thời điểm nhất định nào đó mà thôi. Nếu một người có một tài khoàn ngân hàng lớn, anh ta thường được xem là thường thành đạt trong cuộc sống. Còn anh ta kiếm tiền đó bằng cách nào và lấý tiền đó của ai, có gây tai hoạ hoặc sự bất hạnh cho ai khi kiếm được số tiền đó thì lại không thành vấn đề phải quan tâm và suy nghẫm.

Giá trị thật sự của đồng tiền chỉ nằm ở trao đổi và thế chấp của nó. Khi có sự hiện diện của đồng tiền thì tức là có sự đại diện cho một giá trị hàng hoá nào đó. Ví dụ như ta không phải dắt theo một đàn bò, chỉ cần mang theo một ví tiền là ta đã có một giá trị đại diện hoặc giá trị tao đổi là chính đàn bò ấy rồi. Tiền được làm ra với mục đích sơ khai nhất chính là để phục vụ cho sự thuận tiện khi trao đổi hàng hoá. Ngày xưa khi chưa có tiền thì người ta sẽ đổi một thứ hàng hoá, hiện vật dư thừa nào đó lấy một thứ hàng hoá khác mà người ta cần để sử dụng, đó được gọi là trao đổi ngang giá thời xa xưa. Thật ra hiện nay ở nhiều nơi xa xôi hẻo lánh, ở các tộc người thiểu số họ vẫn sử dụng sách trao đổi này khá phổ biến.

Nếu một người có năm bao lúa người đó có thể mang nó ra chợ đổi lấy một con bò. Cách làm này cũng khá hay chúng ta không thể nói cách trao đổi như vậy là hoàn toàn lạc hậu nhưng với sự phát triển phức tạp của thị trường và tính đa dạng của hàng hoá sẽ phát sinh sự khó khăn khi cân đo các giá trị trao đổi. Quay lại ví dụ về năm bao gạo đổi lấy một con bò thì con bò đó phải là bò như thế nào, mập hay gầy, già hay trẻ, bò đực hay bò cái, chưa kể năm bao gạo phải là loại gạo gì, gọ mới hay cũ. Chúng ta có thể thấy được sự phức tạp không hề nhỏ khi ta trao đổi 2 thứ hàng hoá đơn giản nhất. Đó chính là nguyên nhân mà người ta không thể mãi sử dụng cách trao đổi trực tiếp và ngang giá như vậy dù rằng nó vẫn được sử dụng ở một số rất ít nơi trên thế giới.

Một nước sản xuất ra lúa mì có thể đổi lấy đường. Một số nước khác đổi hải sản lấy xe hơi, tàu hoả. Chính tiền sẽ là cái cân tốt nhất cho giá trị hàng hoá. Với chức năng thuần tuý đó tiền quả là một sáng kiến hết sức khéo léo và khôn ngoan của nhân loại.

Là thước đo của thành công trong xã hội hiện đại, tiền còn được sử dụng làm tiêu chuẩn cho cuộc đời của nhiều cá nhân. Một cá nhân có được nhiều tiền thường được là có cuộc đời thành công, ít ra là trên phương diện kinh tế. Nhưng vấn đề không chỉ đơn giản như vậy. Của cải nếu có được từ lao động chân chính thì có thể lấy tiền làm thước đo  và ngược lại. Có một vấn đề mà ai cũng phải thừa nhận, ngày nay các giá trị đạo đức thường bị lu mờ trước sự phô trương của của cải, con người thường bị cái giàu làm loá mắt và trở nên  đui mù. Cả đàn ông hay phụ nữ đều không là ngoại lệ, đàn ông có thể hoa mắt khi thấy những chiếc xe đẹp đẽ do người khác lái, phụ nữ lại bị cám dỗ trước những viên ngọc lấp lánh mà vợ người khác đeo và những vật xa xỉ khác.
Chúng ta vẫn muốn có một cách đo mà nhờ vào đó mọi hiện vật đều được định giá. Tiền là nhân tố thông dụng và hữu hiệu nhất. Tiền làm cho thương mại và kế toán trở nên dễ dàng. Tiền dễ mang chở, dễ bảo quản. Có thể đưa những giá trị từ vô hình trở nên hữu hình ví dụ như một bài hát.

Chúng ta hãy cũng nhau xem lại tại sao nó lại là một thước đo ngu ngốc. Người ta có thể có hàng vạn cách khác nhau để kiểm được nhiểu tiền. Cách làm tốt nhất là tạo ra giá trị hữu ích mới mẻ cho người khác để được trả công xứng đáng, trường hợp tiêu biểu là Billgate và Stevẹn Job. Trường hợp ít hữu ích hơn là cách làm mua đi bán lại hàng hoá để kiểm lời, đây gọi là kiếm tiền từ thương mại, cách làm này sẽ trở nên xấu nếu tự ý nâng giá bán hoặc ép giá, đầu cơ để ăn lời lớn. Cách làm xấu hơn là lợi dụng tình huống khó khăn, khẩn cấp của người khác để thu số tiền lớn về cho mình, ví dụ đơn giản nhất là sửa xe vá lốp cho người đi đường không may gặp sự cố mà lấy phí quá cao. Cách thu tiền xấu hơn nữa là thu lợi về mình dù biết rằng điều đó sẽ gây hậu quả xấu cho người khác về sau, ví dụ như làm hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Xấu xa hơn nữa thì có thể là cách đưa người khác vào tình huống khó khăn, quẫn bách để từ đó bắt họ phải cống nạp tài sản cho mình, ví dụ gần gũi nhất là bắt cóc tống tiền hoặc rải đinh ngoài đường. Phương thức kiếm tiền xấu xa nhất mà người ta có thể sử dụng là giết người cướp tài sản. Một số cách để thu được nhiều tiền không gây hại những cũng chả mang lại lợi ích gì cho người khác đó là thừa hưởng tài sản để lại, làm chủ một số nguồn tài nguyên thiên nhiên béo bở như dầu mỏ, vàng, đá quý hoặc đất đai.

Nếu người ta quyết định đánh giá thành công bằng số tiền kiếm được của một người mà không cần quan tâm lý do thì đúng là một cách làm thô thiển và không có kiến thức. Nhưng đáng buồn thay đây vẫn là cách làm dễ dàng nhất nên được nhiều người sử dụng. Chính vì thế để đánh giá sự thành công thì không nên dùng tiền vào mục đích này trừ khi ta hoàn hoàn không có cách nào khác hơn.

0 nhận xét: