Mục đích cao nhất của giáo dục tại nhà trường phổ thông là gì.
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao trẻ em lại cần phải đến trường để học tập không?
Có lẽ nhiều người sẽ đưa ra các câu trả lời chung chung và khá phổ biến như chúng ta đi học để biết chữ, biết đọc, biết viết tiếng quốc ngữ và có thể là cả thêm một ngoại ngữ nào đó nữa. Biết đọc, biết viết là hai điều kiện cơ bản nhất mà một cá thể cần biết để có thể sống sót và phát triển trong một xã hội hiện đại cũng như các xã hội có văn hoá xưa kia. Có rất nhiều các môn học khác mà học sinh có thể được học tại trường như làm toán, hình học, lịch sử, địa lý, văn học, mỹ thuật, âm nhạc. Không phải tất cả các môn học đều cần thiết với mọi cá nhân. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ cần đến những kiến thức khác nhau ở một vài môn học mà chúng học được ở nhà trường khi còn thơ ấu. Vì không biết được ai sẽ cần kiến thức gì trong tương lai nên tất cả học sinh phải học chương trình chung. Những giáo trình này thường bao hàm các kiến thức cơ bản ở hầu hết mọi lĩnh vực khoa học và đời sống.
Câu hỏi tại sao chúng ta lại phải học quá nhiều thứ mà có lẽ bất kì ai cũng không bao giờ áp dụng hết.
Có phải vai trò duy nhất của trường học là cung cấp những kiến thức mà các nơi khác không thể có được không. Câu trả lời là hoàn toàn không, nhà trường chỉ đóng vai trò như một nơi tạo môi trường cho học tập, nơi đó có những người giảng dạy có kỹ năng chuyên nghiệp. Còn kiến thức thì hoàn toàn không nhà trường nào có thể cung cấp cả. Kiến thức là do sách vở cung cấp, hay nói đúng hơn là do các tác giả của những quyển sách cung cấp. Do đó nếu cần kiến thức bạn có thể đọc sách ở bất kì đâu, nhà trường chỉ là một nơi trong số nhiều nơi bạn cáo thể đọc sách để lấy kiến thức.Vậy vai trò chính của nhà trường không phải là để cung cấp kiến thức thì để làm gì. Câu trả lời là nhà tường mang đến một môi trường để có thể tiếp thu các kiến thức dễ hơn. Học sinh sẽ có người hướng dẫn và giải thích, các em có thể thảo luận với nhiều người khác để có thể rút ra kết luận và hiểu được vấn đề tốt hơn. Do đó có thể nói vai trò của trường học là tạo môi trường, tạo hoàn cảnh thuận lợi để học sinh dễ dàng nắm được các kiến thức mà sách vở cung cấp.
Có người nói, nhà trường cũng là một cách tập dược để một cá nhân quen với cuộc sống xã hội cạnh tranh sau này. Điều này có thể rất đúng ở nhiều ngôi trường đặc biệt, có tính cạnh tranh rất khốc liệt. Học sinh được phân chia thứ hạng, cấp bậc, quyền lợi cũng từ đó mà khác nhau. Có nhiều tác giả cho rằng ngày đầu tiên đi học khi còn thơ ấu chính là bước ngoặt đánh dấu sự tiếp xúc và tập dược thử nghiệm trong một mô hình xã hội thu nhỏ, đó là lớp học và nhà trường. Ở mô hình đó có những đặc điểm rất giống các tôt chức hoặc công ty mà đứa trẻ sẽ phải thích nghi khi lớn lên. Một lớp học có tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng và cô giáo hoặc thầy giáo. Các học sinh trong một mức độ nào đó giống như các nhân viên phải nghe theo những người cấp cao hơn trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc và tổng giám đốc. Các học sinh có thể luôn phải cố gắng để đạt được một chỗ đứng ổn định hoặc tranh đấu để ngoi lên vị trí cao hơn nữa.
Chính vì những luận điểm trên mà có thể thấy mục đích chung nhất của việc đưa trẻ đến trường đó là để chuẩn bị cho con em chúng ta những kiến thức và kĩ năng cần thiết, giúp đứa trẻ có thể tự lập và tiến lên trong môi trường xã hội sau này.
Việc học được kỹ năng đọc và viết giúp một cá nhân có thể trao đổi thông tin với mọi người xung quanh. Điều tối quan trọng với mỗi cá nhân là hiểu được các thông tin được viết trên giấy và viết lại được những gì mình muốn truyền đạt ra giấy cho người khác đọc.Những môn học như ngoài ngữ, toán học, văn học, hình học, đại lý, lịch sử có thể không cần thiết với tất cả mọi người, nhưng kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực này thì ai cũng phải đọc qua. Hầu hết những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực là điều mà chúng ta sẽ cần đến trong đời sống hàng ngày do đó không thể xem nhẹ mà bỏ qua các kiến thức này. Những kiến thức quá chuyên sâu thì quả thực một cá nhân không chuyên không cần phải biết tới vì đó là những kiến thức mà ta sẽ không bao giờ áp dụng vào thực tế nếu ta không làm việc tại lĩnh vực đó. Ví du như, một nhà văn, nhà sử học không cần biết những phép tính tích phân, đạo hàm phức tạp. Đó là kiến thức quá chuyên sâu cho các lĩnh vực không liên quan khác.
Nhà trường cũng có nhiều vai trò nữa đối với sự trưởng thành của một cá nhân. Khi một cá nhân sống trong một tập thể có khuôn phép thì lâu dần cá nhân đó sẽ được rèn giũa nhiều đức tính tốt cho cuộc sống của bản thân và xã hội sau này. Đó là các đức tính như đoàn kết, giúp đỡ, biết quan tâm, biết lắng nghe, tính kỉ luật, tính chăm chỉ, sự ngăn nắp, sự tế nhị, biết giữ gì về sinh chung, không làm ồn, không vứt rác bừa bãi, ăn nói tế nhị và lịch sự hơn, biết các cư xử đúng mực trong các hoàn cảnh khác nhau, biết quý trong thời gian, biết kính nể người trên, tinh thần tự giác và nhiều đức tính tốt đẹp khác nữa.
Một người nếu sớm được rèn giũa những đức tính quý báu trên thì sẽ sớm có được thành công trên đường đời. Cá nhân đó không những có thể mang lại ấm no hạnh phúc cho bản thân mà còn cống hiến mạnh mẽ cho sự thịnh vượng của xã hội và giàu mạnh của đất nước. Vì vậy chính những phẩm chất tốt đẹp mà con người có được khi tham gia vào một tập thể mới là yếu tố quan trọng nhất của giáo dục tại nhà trường phổ thông, còn việc có được kiến thức thì đại học hoặc tự học còn đóng vai trò quan trọng hơn nhiều lần.
0 nhận xét: